Tìm hiểu về kết cấu, quy trình thi công móng nhà xưởng công nghiệp mà bạn cần quan tâm

Đăng bởi Kiến Trúc Kim Tự Tháp
17/08/2022

Một nhà xưởng công nghiệp cần có nền móng chắc chắn để có thể đảm bảo được độ chịu lực. Sự bền vững của nền móng là yếu tố quyết định đến cả một hệ thống vận hành nhà xưởng.. Vì thế việc xây dựng nền móng luôn được quan tâm hàng đầu về chất lượng và quy trình thi công. Chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về kết cấu quy trình thi công móng nhà xưởng công nghiệp qua những chia sẻ sau.

ket-cau-mong-nha-xuong
Tìm hiểu về kết cấu quy trình thi công móng nhà xưởng công nghiệp

Kết cấu của móng nhà xưởng công nghiệp

Móng của nhà xưởng công nghiệp được chia ra làm hai loại như sau:

  • Kết cấu đài móng: đài móng được xem là một bộ phận liên kết với các cọc móng có tác dụng chịu lực và phân bổ lực từ công trình phía trên. Nó giúp cho việc cân bằng lực trên bề mặt và toàn bộ diện tích của phần nền móng được đồng đều. Bài móng được thiết kế phụ thuộc vào địa chất của nơi xây dựng nhà xưởng. Chiều dài và độ sâu được các kỹ sư tính toán chi tiết để đảm bảo được chất lượng của công trình thi công. Việc thi công đài móng nhà xưởng cần đạt được những quy định trong tiêu chuẩn xây dựng để đảm bảo trọng tải của một công trình.
  • Kết cấu đà kiềng: kết cấu của đà được sử dụng nhằm để liên kết các móng lại với nhau làm tăng độ cứng cho toàn bộ hệ thống móng. Kết cấu của đà kiềng được nằm theo phương ngang của nhà xưởng và có tác dụng nâng đỡ phần tường. 
  • Kết cấu cổ móng: chiều cao của một cổ móng được tính toán sao cho phù hợp với phần kết cấu của móng. Khi thiết kế chiều cao của phần cổ móng thì cần đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống hố ga và hệ thống thoát nước.

Phân loại kết cấu móng của nhà xưởng công nghiệp

Kết cấu móng của nhà xưởng công nghiệp được phân loại như sau:

Cũng như các công trình xây dựng dân dụng thì việc kết cấu móng nhà xưởng cũng được chia làm bốn loại: móng cọc, móng băng, móng đơn, móng bè. Tùy theo địa chất ở khu vực xây dựng mà các kỹ sư lựa chọn loại móng phù hợp. Tuy nhiên móng băng và móng đơn là hai móng được sử dụng nhiều nhất trong những công trình nhà xưởng công nghiệp.

  • Móng băng thường dùng trong các công việc trình nhà thép tiền chế nhiều tầng. Vì nó có chi phí đầu tư khá cao so với các móng khác nhưng khả năng chịu lực tốt hơn những loại móng khác.
  • Móng đơn thường có kết cấu đơn giản và nhẹ nên có thể sử dụng được cho các loại nhà xưởng một tầng.

Những lưu ý khi thiết kế kết cấu móng nhà xưởng công nghiệp

Một số yếu tố mà bạn cần lưu ý khi thiết kế kết cấu móng nhà xưởng như sau:

  • Cần khảo sát địa hình để lựa chọn một loại móng phù hợp.
  • Thiết kế móng phù hợp để tránh tình trạng sửa đổi gây ảnh hưởng đến quá trình thi công.
  • Việc thi công phải đảm bảo chất lượng và bạn cần lựa chọn những nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín.
  • Cần giám sát công trình thường xuyên để đảm bảo được chất lượng và kiểm tra cẩn thận được xây dựng công trình.
  • Cần lựa chọn những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để đảm bảo được chất lượng của nền móng khi thi công và sử dụng.
ket-cau-quy-trinh-thi-cong-mong-nha-xuong-chuyen-nghiep
Một số lưu ý khi thi công móng nhà xưởng công nghiệp.

Quy trình thi công móng nhà xưởng công nghiệp

Mời bạn cùng tìm hiểu về quy trình thi công móng nhà xưởng công nghiệp:

  • San lấp nền để tiến hành thi công nhà xưởng.
  • Định vị các vị trí để xây móng theo bản vẽ.
  • Đào móng, cần được tính toán phần móng hàng rào và thi công sao cho thật kiên cố.
  • Thi công móng và đà: tiến hành thi công móng và đà dựa theo các trục đã được thiết kế trong bản vẽ.
  • Lu lèn đất cho nền móng để giúp nền có độ chặt.
  • Lu nền đá theo chiều dày đã được quy định trong bản vẽ.
  • Phi công nền nhà xưởng và tiến hành xây dựng cốt thép cho nền cần đảm bảo được các quy trình để tránh nứt sàn.

Những điều bạn cần lưu ý khi thi công móng nhà xưởng

Để đảm bảo móng nhà xưởng đạt chất lượng thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Cần lựa chọn những nhà thầu uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp.
  • Cần tìm hiểu quy trình xây dựng nền móng kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công Để tránh xảy ra những sơ sót không mong muốn.
  • Lựa chọn những nguyên vật liệu phù hợp để đạt được chất lượng nhà xưởng theo mong muốn.
  • Lựa chọn loại móng phù hợp với địa chất tại nơi xây dựng để giúp cho phần móng nền được chắc chắn và không bị sụt lún.
  • Cần kiểm tra quy trình thi công của các công nhân thường xuyên để đảm bảo được việc xây dựng móng nhà xưởng đạt đúng kỹ thuật.

Chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về kết cấu quy trình thi công móng nhà xưởng công nghiệp một cách rất chi tiết qua bài viết trên. Với những chia sẻ của chúng tôi chắc hẳn đã mang lại những kiến thức vô cùng hữu ích và có thể giúp bạn hiểu rõ về quy trình thi công móng nhà xưởng công nghiệp. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến những chia sẻ của công ty chúng tôi.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của KIẾN TRÚC KIM TỰ THÁP , Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

    Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

    Xem hướng nhà

    Xem tuổi xây dựng

    Xem dự toán công trình và báo giá trọn gói

    0858.858.969