Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? qua bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì cần có chứng chỉ xây dựng. Vậy thì chứng chỉ xây dựng là gì? Nếu muốn có chứng chỉ xây dựng thì phải làm sao? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Chúng tôi mời bạn tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết bên dưới của chúng tôi sau đây.
Tìm hiểu chung về chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?
Sau đây là những chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ năng lực:
Chứng chỉ năng lực là bản đánh giá về năng lực cho bộ xây dựng và sở xây dựng cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi rõ điều kiện và quyền hạn của tổ chức hoặc đơn vị tham gia xây dựng trên địa phận lãnh thổ Việt Nam. Chứng chỉ năng lực sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp hoặc có thể điều chỉnh hạng mục của chứng. Trong trường hợp cấp chứng chỉ điều chỉnh thì cần bổ sung những nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại chứng chỉ cũ nếu còn thời hạn hiệu lực. Nếu chứng chỉ bị mất hoặc hỏng hay ghi sai thông tin thì cần ghi thời hạn theo chứng chỉ đã cấp trước đó. Chứng chỉ năng lực được cấp theo nội dung có sẵn. Chính trị xã quản lý những thông số năng lực bao gồm hai nhóm: nhóm 1 có tối đa 3 ký tự và nhóm 2 là mã số chứng chỉ năng lực.
Những loại chứng chỉ năng lực hiện nay
Mà bạn cùng tìm hiểu những loại chứng chỉ năng lực được sử dụng trong ngành xây dựng hiện nay:
- Chứng chỉ năng lực về tư vấn và quản lý dự án
- Chứng chỉ năng lực khảo sát dự án.
- Chứng chỉ năng lực về nghiệp vụ xây dựng và thi công công trình.
- Chứng chỉ năng lực tư vấn và lập quy trình xây dựng.
- Chứng chỉ năng Lực giám sát thi công và kiểm định xây dựng.
- Chứng chỉ năng lực thẩm tra dự án và xây dựng công trình.
- Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho công trình.
Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc hay không?
Hôm nay là những chia sẻ để bạn hiểu thêm về việc chứng chỉ năng lực có cần thiết hay không?
Theo khoản 2 điều 83 trong nghị định 15/2021/NĐ-CP khi tổ chức và tham gia các hoạt động xây dựng theo các lĩnh vực đã quy định từ điểm a đến điểm e trong khoảng 1 thì cần có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Trong những trường hợp quy định tài khoản 3 thì các lĩnh vực và phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo phụ lục 7 của Nghị định này.
Vào căn cứ vào khoảng 3 điều 83 nghị định 15/2021/NĐ- CP sẽ quy định về tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định khi tham gia một số công việc:
- Thực hiện nhiệm vụ theo ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án của từng khu vực, ban quản lý dự án xây dựng theo quy định tại điều 22 Nghị định này. Chủ đầu tư cần tổ chức thực hiện quản lý dự án theo đúng quy định của điều 23 tại Nghị định này.
- Những thiết kế giám sát thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật.
- Thiết kế và giám sát thi công công trình liên lạc viễn thông.
- Tham gia các hoạt động xây dựng đối với những công trình cấp 4 và công viên cây xanh, công trình chiếu sáng, chương trình viễn thông và đường truyền tín hiệu.
- Thực hiện các hoạt động tổ chức xây dựng theo giấy phép hoạt động xây dựng tại khoản 2 điều 148 của Luật Xây dựng.
Những điều kiện được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Sau đây là những điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng:
- Đã có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
- Những đối tượng đã tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đã đảm nhận chức danh quan trọng trong những hợp đồng lao động và được các tổ chức đơn vị đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.
- Đối với những dự án công trình có tính chất đặc thù và đối tượng tham gia có chức danh quan trọng cần phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng đối với công việc hiện tại.
- Đối với những đối tượng đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực công trình xây dựng.
Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực sẽ có những gì?
Sau đây là một số loại giấy tờ mà bạn cần có khi yêu cầu cấp chứng chỉ năng lực xây dựng:
- Đơn đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định của bộ luật xây dựng.
- Quyết định về việc thành lập doanh nghiệp và tổ chức.
- Chứng chỉ hành nghề của cá nhân và bản kê khai kinh nghiệm công tác trong suốt quá trình làm việc.
- Biên bản nghiệm thu các công việc đã thực hiện.
- Kê khai những loại máy móc và thiết bị phục vụ trong việc khảo sát và thi công xây dựng.
Công ty chúng tôi đã chia sẻ với bạn về vấn đề chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Qua những chia sẻ của chúng tôi chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về tầm quan trọng của chứng chỉ năng lực. Mong bạn đã luôn quan tâm đến những chia sẻ của chúng tôi tại trang web này.