Khi xây dựng các công trường thì tất cả các hạng mục đều rất quan trọng nên phải tính toán cẩn thận cả về kỹ thuật, nguyên vật liệu, diện tích, biện pháp thi công. Quan trọng nhất là quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn phải được chú ý vì nó có kết cấu vững chắc vai trò quyết định yếu tố bền vững và mỹ quan cho ngôi nhà cho căn nhà. Bài viết dưới đây là quy trình thi công đổ bê tông các bạn tham khảo nhé.
Bê tông là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng bê tông là một hỗn hợp được tạo thành từ các vật liệu khác nhau như đá, chất kết dính vô cơ như xi măng, thạch cao, vôi… và nước, có thể thêm một số cốt liệu khác như: sỏi, đá, cát… được trộn theo những tỷ lệ nhất định để tạo ra một khối bê tông đặc, chắc và rắn chắc.
Ưu, nhược điểm khi thi công đổ bê tông
Cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của việc thi công đổ bê tông qua những chia sẻ sau:
Ưu điểm thi công đổ bê tông
- Bê tông có cường độ chịu lực cao nên thích hợp với hầu hết các công trình xây dựng như cầu đường, nhà ở, trung tâm vui chơi giải trí, v.v.
- Dễ dàng biến đổi thành các hình dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu.
- Bền bỉ và không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài như điều kiện thời tiết, tải trọng, v.v.
- Cấu kiện bê tông rất phổ biến trên thị trường nên chi phí xây dựng thấp.
- Khả năng chống cháy tốt, có thể ngăn chặn đám cháy lan sang các khu vực xung quanh trong khoảng 2-6 giờ.
- Tuổi thọ tòa nhà lâu dài, không cần bảo trì thường xuyên.
Nhược điểm thi công đổ bê tông
- Cách âm, cách nhiệt kém nên khi sử dụng xây dựng nhà ở, văn phòng, trung tâm vui chơi giải trí cần có biện pháp tránh nóng.
- Do bê tông có khối lượng riêng lớn, tải trọng của kết cấu lớn ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực.
- Bê tông là vật liệu mỏng manh nên rất dễ bị vỡ, chỉ cần va đập mạnh cũng khiến lớp bê tông bị vỡ vụn.
- Khi chịu tác dụng của lực dễ xuất hiện vết nứt ở vùng chịu kéo, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của kết cấu đỡ.
- Việc thi công phức tạp, khó kiểm soát chất lượng bê tông cũng như công trình.
Nguyên tắc khi thi công đổ bê tông
Để quy trình thi công đổ bê tông được diễn ra suôn sẻ, tiến hành nhanh chóng và đảm bảo chất lượng bê tông đạt tiêu chuẩn thì cần phải đảm bảo thực hiện theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc sản xuất bê tông
- Đo chuẩn xác nguyên liệu đã được chuẩn bị
- Trộn nguyên liệu thành hỗn hợp đồng nhất, đồng màu
- Đảm bảo độ liên kết hỗn hợp khi cho nước vào
Nguyên tắc trộn bê tông
- Trộn bê tông bằng máy: phương pháp này ta cho tất cả nguyên liệu vào máy và bấm nút để cho ra thành phẩm
- Trộn bê tông bằng thủ công: phương pháp này sử dụng sức lao động con người, cho nguyên liệu vào trộn đến khi có được thành phẩm như ý.
Nguyên tắc thi công đổ bê tông
- Các khuôn dùng để tạo hình cho bê tông phải được làm sạch và sau đó được lắp lại chắc chắn, đủ chặt, chống rung lắc trong quá trình đầm và không làm thoát nước có trong bê tông.
- Bê tông nên được đổ liên tục để tạo thành khối, trường hợp đàm thủ công thì dùng ram để vê nhanh để bê tông được đặc chắc, không có lỗ rỗng bên trong. Nếu đầm bằng máy thì nên chọn máy đầm bàn hoặc máy đầm que để tạo độ chắc cho bê tông.
Quy trình thi công đổ bê tông
Cùng tìm hiểu quy trình thi công đổ bê tông để hiểu hơn về nội dung thi công đổ bê tông nhé.
Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ, phương pháp đổ bê tông
- Lập bản vẽ quy trình thi công bê tông: xác định vị trí cốt, lõi, chiều cao, khối lượng và diện tích cần đổ bê tông.
- Phương án thi công: Bạn cần dự trù thời gian và khối lượng bê tông cần đổ, di chuyển nhân viên nhận bê tông tươi (nếu sử dụng), nhân viên trực tại công trường đổ, kiểm tra độ cao, kiểm tra ván khuôn, tổ chức đội thi công, các đội bảo trì.
- Giải phóng nguồn điện, nước tham gia xây dựng.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, dụng cụ theo tiêu chuẩn chất lượng và các thông số yêu cầu khi thi công.
Vận chuyển nguyên liệu
- Kiểm tra chất lượng và hẹn ngày giao nguyên liệu tới công trường
Kiểm tra vật liệu, coppha
- Nguyên vật liệu phải đảm bảo cả về mặt chất lượng và số lượng
- Coppha phải sạch sẽ, không cong vênh, mối mọt không chênh lều quá nhiều diện tích
Đổ bê tông
- Sau khi đảm bảo chất lượng thì tiến hành đổ bê tông vào khung đã chuẩn bị trước đó rồi tiến hành đầm bằng phẳng bê tông bằng máy hoặc bằng tay tùy theo sự lựa chọn của mỗi người.
Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ
- Sau khi đổ bê tông khoảng 6- 10h tiến hành bảo dưỡng bằng bạt, nilon, ngăn nước không vào bê tông
Lưu ý khi thi công đổ bê tông
- Chiều cao rơi tự do của bê tông từ miệng ống đổ xuống đất không được vượt quá 2m, tránh trường hợp bê tông bị phân tầng khiến các phân tử của bê tông không thể liên kết với nhau, gây chất lượng của bê tông.
- Mỗi loại bê tông có một kết cấu khác nhau, vì vậy nên chọn độ đầm phù hợp theo loại bê tông đó.
- Bê tông phải được đổ liên tục trong suốt quá trình không được ngừng đổ.
- Không đổ bê tông khi trời mưa, ẩm ướt.
- Không nên trộn quá nhiều bê tông cùng một lúc, tránh trường hợp bê tông bị đông cứng trước khi đổ, gây lãng phí tài nguyên, vật liệu và chi phí.
Trên đây là bài viết về quy trình thi công đổ bê tông các bạn tham khảo bài viết để đảm bảo thực hiện đúng quy trình đạt chất lượng cao nhất nhé. Hy vọng bạn sẽ hài lòng với những thông tin trên.