Chia sẻ kinh nghiệm thi công nhà xưởng đơn giản và dễ hiểu 

Đăng bởi Kiến Trúc Kim Tự Tháp
17/08/2022

Do nhu cầu mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp, việc thi công xây dựng các công trình nhà xưởng, kho bãi hay nhà máy sản xuất ngày càng được chủ đầu tư quan tâm.   Việc dung nạp và tìm hiểu kiến thức về vấn đề này là rất quan trọng. Hiểu được điều đó, nội dung dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm thi công nhà xưởng đơn giản và dễ hiểu để các chủ thầu tham khảo nhé!

Nhà xưởng còn được hiểu là gì?

Nhà xưởng hay còn được gọi là nhà công nghiệp. Nó thường chiếm diện tích và quy mô lớn hơn gấp nhiều so với nhà ở, văn phòng hay tạp hóa thông thường. Nhà xưởng sẽ là nơi tập trung khá nhiều nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu,… nhằm phục vụ cho một quy trình sản xuất, chế biến nào đó. Bên cạnh đó, nhà xưởng còn có thể chứa  đựng và bảo quản hàng hóa trong khi đợi xe vận chuyển đến bộ phận, khu công nghiệp khác hoặc phân phối ra thị trường.

tim-hieu-ve-nha-xuong
Tìm hiểu về nhà xưởng tiền chế.

Quy trình thi công nhà xưởng bao gồm những giai đoạn nào?

Để đảm bảo cho nhà xưởng được thi công hiệu quả, đạt chất lượng, bền vững và đảm bảo các yêu cầu từ chủ đầu tư. Đơn vị thi công sẽ dựa trên tình hình thực tế doanh nghiệp mà có thủ tục pháp lý cơ bản. Sau đó, tuân thủ theo các quy trình bao gồm các giai đoạn:

  • Lên phương án cho bản thiết kế kiến trúc.
  • Thiết kế kết cấu của nhà xưởng.
  • Ra một bản vẽ để xin phép xây dựng.
  • Tiến hành bản vẽ gia công cấu kiện.
  • Tiến hành sản xuất cấu kiện thép tại nhà máy.
  • Lắp dựng kết cấu thép ở công trình.
  • Xây dựng phần bê tông cốt thép cho xưởng sản xuất

Vật liệu xây dựng trong xưởng công nghiệp cơ bản

Tương tự với những công trình khác, việc xây dựng nhà xưởng cũng cần sử dụng các vật liệu cơ bản như: gạch, cát, đá, xi măng hay bê tông. Để dễ dàng lên kế hoạch chi tiết trong việc lựa chọn vật tư, bạn có thể tham khảo:

  • Khung kèo thép: Đây là vật liệu không thể thiếu trong mỗi một công trình xây dựng từ nhà ở cho đến kho xưởng. Khung kèo thép được biết là kỹ thuật xây dựng khung sườn bằng thép có kết cấu vuông góc,  áp dụng trong các bước lắp dựng nhà thép, hỗ trợ cho nền, mái, vách…
  • Tấm lợp: Thị trường hiện có khá nhiều kiểu tấm lợp mái khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các tấm lợp tôn chẳng hạn như: Tôn sóng vuông năm sóng, tôn sóng vuông bảy sóng, tôn sóng vuông chín sóng, tôn cliplock, tôn sáng hoặc tôn lockseam.
  • Gạch: Loại gạch được sử dụng phổ biến hiện nay là gạch tuynel hoặc gạch block.
  • Sơn: Sơn epoxy là loại sơn chuyên dụng dùng sơn sàn hiện nay. Việc sơn nền cho nhà xưởng bằng loại sơn này sẽ giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông nhà xưởng tốt hơn, có khả năng chống chịu lực tốt, kháng mài mòn, độ bền cao và chống thấm nước, dầu cũng như chống chịu với môi trường hóa chất.
lua-chon-vat-lieu-thi-cong
Lựa chọn các vật liệu thi công nhà xưởng.

Cách lựa chọn vật liệu đúng tiêu chuẩn

Để có được một công trình nhà xưởng chất lượng và hiệu quả cao thì việc lựa chọn vật tư phải cần hết sức kỹ lưỡng, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu cả sự bền vững  lẫn đúng tiêu chuẩn. Dưới đây là một và lưu ý nhỏ trong lựa chọn vật tư xây dựng nhé:

  • Đối với việc vật liệu Xi măng thì bạn nên chọn những loại xi măng của các thương hiệu lớn đang có mặt trên thị trường. Ngoài ra, từng giai đoạn trong thi công lại cần loại xi măng khác nhau.
  • Đối với cát thì bạn nên chọn loại cát có lẫn ít hoặc không lẫn bụi bẩn hay tạp chất. Nếu có thì cần phải tiến hành làm sạch trước khi bắt đầu xây dựng.
  • Đối với gạch thì bạn phải chọn các viên gạch có chất lượng tốt. Gạch có màu sắc đều, độ cứng chắc chắn và hình dạng vuông vắn.

Chia sẻ kinh nghiệm thi công nhà xưởng và giám sát dễ dàng

Khi xây nhà xưởng các chủ thầu cần đặc biệt lưu ý đến móng và nền. Tùy tính chất của đất (Địa điểm mà ta xây dựng) để có thể đưa ra các biện pháp gia cố sao cho phù hợp nhất. Đối với phần nền thì chúng ta cần có cách bố trí thép sàn hợp lý. Độ dày của bê tông nền có thể lên tận 50cm nếu nhà xưởng dùng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trọng cao ( Vài chục tấn/m2). Sau khi đã đổ bê tông thì ta tiến hành xoa nền bê tông bằng thiết bị máy xoa nền. Đồng thời, tiến hành sơn Epoxy để chống bám bụi và dễ vệ sinh…

Đối với phần kết cấu thì cột và kèo thép cần được tính toán cẩn thận trong khi thiết kế để tránh xảy ra tình trạng thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thông thường thì 1m cần khoảng 20-32kg thép. 

Trên đây là một số thông tin cũng như chia sẻ kinh nghiệm thi công nhà xưởng bạn nên biết nếu như đang tìm hiểu về những vấn đề và kiến thức liên quan đến nhà xưởng, kho chứa,.. Mong rằng những nội dung trên có ích và giúp bạn trong tương lai sắp tới.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của KIẾN TRÚC KIM TỰ THÁP , Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

    Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

    Xem hướng nhà

    Xem tuổi xây dựng

    Xem dự toán công trình và báo giá trọn gói

    0858.858.969